SONG NGỮ 1 4RUM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
SONG NGỮ 1 4RUM

Welcome to SN1 LHP 06-09 forum^^!


You are not connected. Please login or register

Cấm trẻ em dưới 18t

4 posters

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Cấm trẻ em dưới 18t Empty Cấm trẻ em dưới 18t Sun Mar 02, 2008 2:02 pm

OMSA dep trai

OMSA dep trai
Co-Admin
Co-Admin

Nhân dịp vô tình đọc được cái này tục lắm, post lên cho mọi người đọc.
Mong rằng ko bị mọi người fản đối
Tầng nghĩa "tục" trong thơ Hồ Xuân Hương

Hôm nay đọc entry của ku Huy... thấy bài thơ nó sưu tầm cũng hay hay, nên chắc mình cũng hứng thú... rồi một dạo với Hiếu và Tri, nhân nhắc đến "những chuyện thô tục"... thì cũng đã nói đến "những chuyện đó" trong thơ văn và ca dao Việt Nam ta...

Như chúng ta đã biết, thì Tiếng Việt ta rất phong phú và đa dạng (nói thật ra thì ai học tới cấp 2 cũng sẽ nghe điều này)... cũng thoắt ẩn, thoắt hiện... vì thế Nhiều tầng nghĩa là hiện tượng rất phổ biến trong thơ ca Việt Nam...

Chỉ có điều... vì sao phải che giấu đi một số tầng nghĩa... Xin thưa, phải chăng vì đó là những chuyện quá kín đáo, hay vô cùng tế nhị, mà khi ta nhắc đến ngay tầng nghĩa đen thì bị xem như một sự ghê tởm và xa lánh...? Cũng không hẳn... vì cũng là con người... thực ra tất cả đều phụ thuộc vào cách con người diễn đạt... Đúng vậy... ông cha ta... đôi lúc cũng đã rất khéo léo trong việc lồng vào thơ ca, tác phẩm những chuyện kín đáo hằng ngày ấy... những "bí ẩn"... những "hiểm hóc" của con người...

Đôi khi... tầng nghĩa tục ra đời từ đó...

Nhưng nhắc đến ở đây, xin được chú trọng đến nữ thi sĩ đại tài Hồ Xuân Hương đã góp phần không nhỏ cho nền văn học thơ ca Việt. Tuy HXH là một hiện tượng đặc biệt, nhưng đời tư của nhà thơ vẫn còn là dấu chấm hỏi...(?)... Cố nhà thơ, nhà Nghiên cứu văn học Hòang Trung Thông đã viết:

"Người ta nói nhiều về
Hồ Xuân Hương
Nhưng người đó là ai
Thật mỉa mai
Không ai biết rõ
Như có như không như không như có
Nàng ở làng Quỳnh
Nàng lại ở phường Khán Xuân
Mờ mờ tỏ tỏ..."

Qua đoạn thơ trên, đủ thấy việc nghiên cứu, giới thiệu tiểu sử nữ sĩ họ Hồ quả là một việc phức tạp. Đó phải chăng cũng là một hiện tượng đặc biệt của nữ sĩ?

Theo các nhà nghiên cứu đầu tiên về Hồ Xuân Hương như Nguyễn Hữu Tiến, Dương Quảng Hàm thì bà là con ông Hồ Phi Diễn (sinh 1704) ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ông thi đậu tú tài năm 24 tuổi dưới triều Lê Bảo Thái. Nhà nghèo không thể tiếp tục học, ông ra dạy học ở Hải Hưng, Hà Bắc, để kiếm sống. Tại đây ông đã lấy cô gái Bắc Ninh, họ Hà, làm vợ lẽ - Hồ Xuân Hương ra đời là kết quả của mối tình duyên đó.
(*) Nhưng theo một tài liệu mới được công bố (trên tạp chí Văn học số 10-1964) của nhà nghiên cứu văn học cố giáo sư Trậ Thanh Mai, thì Hồ Xuân Hương có cùng quê quán, nhưng là con ông Hồ Sĩ Danh (1706-1783), em cùng cha với Hồ Sĩ Đống (1738-1786).

Há chăng thơ của Hồ Xuân Hương cũng bí ẩn như bà...?

Nhân nhắc đến những chuyện khéo léo tế nhị, một lần học tiết Văn thầy Khôi đứng lớp... "Thơ HXH rất đa nghĩa... ví dụ như câu này:

"Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
Đâm tọac chân mây đá mấy hòn"

(Tự tình)

"Các em thấy đấy, qua câu thơ trên, trước hết hiện lên trước mắt ta một cảnh thiên nhiên được tác giả miêu tả rất sâu sắc... đi sâu vào nghĩa đen bên trong, thì đó lại là một sức sống mãnh liệt cháy bỏng của những vật nhỏ bé... và không chỉ dừng ở đấy, đối với tầng nghĩa thứ ba trong câu thơ này... thì...." (thầy cười và... im bặt) - Thế thôi... học sinh đủ hiểu rồi...

Vì thế hôm nay xin được post một số bài thơ của HXH mà... theo chính MR.YOU thì thấy nó đã mang cái âm hưởng "kín đáo" ấy của nữ thi sĩ xuất chúng... Nhưng rất đặc sắc... chỉ từ những sự việc, sự vật, hiện tượng rất thông thường, mà HXH đã có thể biến nó trở nên muôn hình vạn trạng như thế... quả là khâm phục (Nhân đây cũng xin nói, MR.YOU cũng xin khâm phục chính cái đầu óc bậy bạ của mình, vì phải như thế thì mới có thể phát hiện cái "tinh túy" của nhà thơ chứ, hoho)

Xin được trích dẫn một số bài thơ như sau... có điều sẽ hạn chế giải thích hay phân tích nhiều trên những bài thơ ấy... vì phải "mờ mờ tỏ tỏ" chứ... hụych tọet hết thì còn chi tế nhị?

Đầu tiên là bài khá quen thuộc với mọi người: "Bánh trôi nước"

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son"

==> một sự miêu tả tường tận và chính xác trong việc làm bánh trôi nước
==> một tình yêu trong sáng, một khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ bị chèn ép trong xã hội phong kiến
==> và một tầng nghĩa thứ ba... dễ đóan mà...

Tiếp theo chương trình giáo khoa của học sinh, xin được nhắc đến bài "Tự tình"

"Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con."
==> Câu này đã được phân tích tương tự lời thầy Khôi như trên...

Từ những bài sau, xin miễn bình luận, không nhắc đến những nghĩa đen, vì rất dễ hiểu, mà vì nghĩa thứ ba nó sắp tuôn một lèo như nước sông Lô ào ào. Và... một bài chắc cũng nghe phổ biến đối với mọi người, mọi học sinh: "Đánh đu"

"Bốn cột khen ai khéo khéo trồng,
Người thì lên đánh kẻ ngồi trông,
Trai đu gối hạc khom khom cật
Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
Bốn mảnh quần hồng bay phấp phới,
Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
Chơi xuân có biết xuân chăng tá.
Cọc nhổ đi rồi, lỗ bỏ không!"

Những sự việc giản dị được biến hóa vô cùng khéo léo... những danh lam thắng cảnh, những cảnh đẹp của xứ sở quê hương, cũng xuất hiện lên, và cũng thiên biến vạn hóa như thế... suy nghĩ một hồi lâu, thật không thể ngờ một sự phong phú tài tình của nữ thi sĩ này...

- Đèo Ba Dội...

"Một đèo, một đèo, lại một đèo,
Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
Hiền nhân quân tử ai là chẳng
Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo."
- Động Hương Tích

"Bày đặt kìa ai khéo khéo phòm
Nứt ra một lỗ hỏm hòm hòm.
Người quen cõi Phật chen chân xọc,
Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.
Giọt nước hữu tình rơi thánh thót,
Con thuyền vô trạo cúi lom khom.
Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại,
Rõ khéo trời già đến dở dom."
- Hang Cắc Cớ

"Trời đất sinh ra đá một chòm,
Nứt làm hai mảnh hỏm hòm hom.
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn,
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm.
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm,
Con đường vô ngạn tối om om.
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc,
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm!"
- Hang Thánh Hóa chùa Thầy

"Khen thay con tạo khéo khôn phàm,
Một đố giương ra biết mấy ngoàm.
Lườn đá cỏ leo sở rậm rạp,
Lách khe nước rỉ mó lam nham.
Một sư đầu trọc ngồi khua mõ,
Hai tiểu lưng tròn đứng giữa am.
Đến mới biết là hang Thánh Hoá,
Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham!"
- "Quả Mít" - rất ấn tượng... haizzz...
"Thân em như quả mít trên cây
Da nó xù xì, múi nó dầy
Quân tử có thương thì đóng cọc,
Xin đừng mân mó, nhựa ra tay."

==> nhân đây xin nói thêm, trái mít muốn mau chín và ngọt thì người ta thương đóng cọc cố định quả vào thân cây, chứ không cầm trên tay mà ve vuốt nó... chỉ có thế thôi, mà HXH biến tấu ghê gớm...

- Còn bài thơ này Du không hiểu rõ về nghĩa lắm, nhưng cách chơi chữ nói lái thì biết... hohoho... bài "Sư hoang dâm"

"Cái kiếp tu hành nặng đá đeo,
Vị gì một chút tẻo tèo teo.
Thuyền từ cũng muốn về Tây Trúc,
Trát gió cho nên phải lộn lèo"

- Bài này là "Vịnh cái quạt"... miêu tả cái quạt, và cả "cái kín đáo"...
"Mười bảy hay là mười tám đây(1)
Cho ta yêu dấu chẳng dời tay.
Mỏng dày từng ấy, chành ba góc
Rộng hẹp dường nào, cẵm một cay.(2)
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát,
Yêu đêm chưa phi lại yêu ngày.
Hồng hồng má phấn duyên vì cậy.(3)
Chúa dấu vua yêu một cái này. "

(1) Mười bảy, mười tám: Số nan quạt giấy, cũng nói tuổi của thiếu nữ.
(2) Cay: Cái suốt của quạt giấy, hải đầu có mảnh kim loại (nhài quạt) hình tròn để chốt các nan lại ở hai nan cái.
(3) Cậy: Giống cây hồng, quả bé và chát, nhựa dùng để phất quạt. "Má hồng không thuốc mà say" (Cung oán ngâm khúc).
Rồi "Vịnh cái giếng" nữa nè...
"Ngõ ngay thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng
Cầu trăng phau phau đôi ván ghép,
Nước trong leo lẻo một dòng thông.
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,
Cá diếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai cũng biết
Đố ai dám thả nạ dòng dòng."
Ôi trời... còn nhiều, còn nhiều... còn nhiều thứ lắm... Mr.YOU chỉ có thể post vài cái tượng trưng thôi... tài năng con người là hữu hạn, nhưng cũng đủ làm ta khâm phục... mọi người hãy tham khảo thêm và cho biết thêm nhiều ý kiến nhé, cám ơn rất nhiều, bởi vì mình Du thì không thể nào "Nghiên cứu" hết... Viết entry này có vẻ không được hay cho lắm, nhưng tại thú vị nên liều thử xem mọi người nghĩ thế nào về vấn đề này... ai có đóng góp, cả về nội dung lẫn sưu tầm những vấn đề khác liên quan xin để lại comment nhé.. cám ơn rất nhiều...Còn ai không hiểu bài thơ nào... thì... hehe... đừng cố gắng nhé... về phần mình, ngoài nghĩa đen thì không nói, nhưng cái tầng nghĩa kia thì MR.YOU thấy nó bậy bạ vô cùng đấy... cám ơn vì đã đọc hết entry... hehehe...

2Cấm trẻ em dưới 18t Empty Re: Cấm trẻ em dưới 18t Sun Mar 02, 2008 7:48 pm

PikPik

PikPik
S-Mod
S-Mod

ặc, dài quá
nhưg mà cái dài nó ít hơn cái tục <img src=)" longdesc="5" />

3Cấm trẻ em dưới 18t Empty Re: Cấm trẻ em dưới 18t Sun Mar 02, 2008 9:18 pm

OMSA dep trai

OMSA dep trai
Co-Admin
Co-Admin

hế hế! vô cùg hâm mộ đại thi sĩ Hồ Xuân Hương

4Cấm trẻ em dưới 18t Empty Re: Cấm trẻ em dưới 18t Fri Mar 14, 2008 9:39 pm

*SN Dzupixz*

*SN Dzupixz*
Siêu nhân chính thức
Siêu nhân chính thức

xì pem: pạn OMSA kiếm ở đâu ra bài nì vậy???

5Cấm trẻ em dưới 18t Empty Re: Cấm trẻ em dưới 18t Sat Mar 15, 2008 9:53 pm

nho'c Borokumi peo'

nho'c Borokumi peo'
Siêu nhân Củ Chuối
Siêu nhân Củ Chuối

^^~...
ngưỡng mộ bà HXH woá...
nhưng mà ko học hỏi đc..ngu Văn muh ^^!

6Cấm trẻ em dưới 18t Empty Re: Cấm trẻ em dưới 18t Mon Mar 17, 2008 7:06 pm

OMSA dep trai

OMSA dep trai
Co-Admin
Co-Admin

chung' to~ ba` ZU"Bich. chua doc. ky~, ba`i na`y lay' tu` blog cua~ 1 nguoi` ten la` MR.YOU, ko thay' ah`? he`he`.

Sponsored content



Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết